Ngày nay loa trợ giảng đã trở thành trợ thủ đắc lực của giáo viên. Nhiều giáo viên chưa biết đến loa trợ giảng là gì? Lợi ích mà loa trợ giảng mang lại cho giáo viên nhiều như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thiết bị đang được rất nhiều giáo viên trên cả nước sử dụng này nhé.
Loa trợ giảng là gì?
Loa trợ giảng hay còn được gọi là máy trợ giảng là thiết bị khuếch đại âm thanh từ người nói ra loa to hơn. Giúp âm thanh khuếch đại to để người nghe nghe rõ hơn. Nó hoạt động dựa trên nguyên tắc thu âm từ miệng người nói qua đầu micro. Sau đó tín hiệu được truyền tới loa qua dây hoặc sóng. Vi mạch xử lý tín hiệu âm thanh và khuếch đại ra loa với công suất to hơn nhiều lần.
Hiện nay, loa trợ giảng là thiết bị trợ giảng quan trọng không thể thiếu đối với giáo viên. Nó còn được ứng dụng trong các ngành nghề khác như hướng dẫn viên, nhân viên bán hàng, nhà thuốc, bệnh viện, thầy cúng,…Với mục đích khuếch đại âm thanh người nói to hơn, mà người nói không cần nói to nhưng người nghe vẫn nghe rõ ràng.
Cấu tạo bộ loa trợ giảng gồm những gì?
Một bộ loa trợ giảng gồm hai bộ phận chính để hoạt động gồm loa và micro. Ngoài ra, sẽ cần thêm các phụ kiện trợ giảng khác như: dây đeo, sạc, đai kẹp hông, bông lọc gió, túi đựng. Khi loa và micro hết PIN cần đến sạc để tích điện mới có thể dùng tiếp. Loa trợ giảng sử dụng PIN sạc nên bộ dây sạc là thành phần quan trọng thứ ba không thể thiếu.
Mỗi bộ trợ giảng khác nhau sẽ có số lượng thiết bị phụ kiện khác nhau. Dao động trong khoảng 6-10 thiết bị phụ kiện. Ví dụ bộ loa trợ giảng Aporo T20 có tổng 6 món, bộ Unizone U2 của Hàn Quốc có 6 món, còn bộ Unizone 8080 VIP có hẳn 8 món.
Nguyên tắc hoạt động của loa trợ giảng như thế nào?
Loa trợ giảng không dây hay có dây hoạt động rất đơn giản. Chỉ cần bật loa và micro lên, điều chỉnh âm lượng vừa đủ là sử dụng. Nguyên tắc hoạt động của nó tương tự như đi hát Karaoke ở quán vậy đó.
Micro có nhiệm vụ thu âm thanh từ miệng người nói, từ thiết bị phát âm thanh. Thông qua màng lọc gọi là bông lọc gió ở đầu micro, lọc bớt tạp âm. Sau đó âm thanh đường truyền thu tới loa qua sóng hoặc đường dây. Mạch xử lý âm thanh xử lý và loại tạp âm sau đó truyền tới loa để khuếch đại. Âm thanh đầu ra được khuếch đại lớn hơn nhiều lần âm thanh gốc.
Loa trợ giảng mang lại lợi ích gì cho giáo viên?
Rất nhiều lợi ích mà loa trợ giảng mang lại cho giáo viên. Nó trở thành một trợ thủ đắc lực trong công việc giảng dạy hàng ngày của giáo viên. Thiếu vắng nó ngày nào là giáo viên trở lên lo lắng và hụt hẫng ngày đó. Lợi ích nó mang lại là rất lớn. Cụ thể như sau:
– Quan trọng nhất là bảo vệ giọng nói cho giáo viên. Không cần phải nói to nhưng học sinh trong lớp đều nghe rõ. Bảo vệ họng, thanh quản cũng chính là bảo vệ sức khỏe giáo viên.
– Giúp học sinh nghe rõ dù cuối lớp, lớp đông
– Giúp học sinh tập trung lắng nghe bài giảng
– Giúp cho bài giảng sinh động, hấp dẫn hơn khi kết hợp trình chiếu slide có âm thanh
– Làm loa di động tiết kiệm chi phí cho giáo viên
Trên đây là 5 lợi ích mà loa trợ giảng mang lại cho giáo viên. Trong đó, bảo vệ sức khỏe giọng nói giáo viên là quan trọng nhất. Vì thế, nếu bạn là giáo viên mới đi dạy hay chưa sử dụng loa trợ giảng. Hãy sắm ngay cho mình một bộ trợ giảng từ sớm nhất có thể. Đầu tư bảo vệ sức khỏe là đầu tư chính đáng.
Có những loại loa mic trợ giảng nào?
Khi đã hiểu được lợi ích quan trọng mà loa trợ giảng mang lại cho giáo viên rồi. Chắc hẳn bạn đang muốn tìm mua một bộ về sử dụng hoặc mua cho người thân đúng không? Những bạn sẽ cần biết thêm một số thông tin vì có nhiều loại loa micro trợ giảng trên thị trường.
Loa trợ giảng có 2 loại chủ yếu là có dây và không dây. Loại có dây phải đeo bên người thường xuyên. Bạn cũng có thể biến nó thành một bộ không dây. Loại không dây là để loa một chỗ và micro không dây đeo qua đầu hoặc 1 bên tai và đi mọi nơi trong lớp.
Mic trợ giảng có hai loại theo loa. Gồm micro có dây và micro không dây. Micro có thể dạng đeo qua đầu hoặc đeo một bên tai hoặc micro cài ve áo. Nói đến micro cài ve áo chắc chắn bạn sẽ đi tìm mua loại máy trợ giảng micro cài ve áo dùng cho tiện và thời trang. Không phải chỉ riêng bạn đâu, giáo viên nào cũng muốn dùng loại đó. Nhưng kết quả đều quay về dùng hai loại kia thôi.
Xem ngay: Máy trợ giảng micro cài ve áo có dùng được không?
Giáo viên nên dùng loa trợ giảng công suất bao nhiêu?
Giáo viên đứng lớp thường có sĩ số khoảng 30-40 học sinh. Với số lượng này chỉ cần loa trợ giảng có công suất từ 10-15W là đủ dùng. Không cần loại quá to mà cũng không nên dùng loại quá nhỏ. Công suất 10-15W là đủ rồi.
Nếu công suất nhỏ quá thì thường phải bật max công suất làm màng loa nhanh dè, âm thanh ngày càng khó nghe. Nếu công suất to quá sẽ ảnh hưởng tới lớp bên cạnh, gây giật mình với học sinh ngồi gần vị trí để loa. Công suất loa 10-15W là công suất tối ưu hiện nay với mô hình lớp học ở nước ta.
Tổng kết
Qua bài viết này, Loa Trợ Giảng Tốt hy vọng đã giải đáp được cho mọi người hiểu loa trợ giảng là gì. Và nó mang lại lợi ích gì cho công việc giảng dạy của giáo viên. Nếu bạn đã thấy nó hữu ích, quan trọng hãy truy cập trang chủ loatrogiang.com để xem và lựa chọn mình một bộ trợ giảng phù hợp nhé.