Bắt đầu từ năm 2025, kỳ nghỉ hè của giáo viên và học sinh kéo dài gần 3 tháng. Thời gian nghỉ hè thực hiện theo Quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo. Vậy với thời gian nghỉ hè kéo dài 3 tháng thì bảo quản Pin máy trợ giảng như thế nào? Bài viết hôm nay, loatrogiang.com sẽ hướng dẫn thầy cô cách bảo quản Pin máy trợ giảng đúng cách khi kỳ nghỉ hè tới.
Sau 9 tháng chinh chiến cùng thầy cô trên giảng được. Những ngày này cuối cùng của tháng 5 đã đến. Chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ hè kéo dài. Cũng là lúc mà những bộ máy trợ giảng đến lúc nghỉ ngơi.
Nghỉ hè kéo dài 3 tháng khiến thầy cô lo lắng không biết cách bảo quản bộ máy trợ giảng như thế nào. Nghỉ 1-2 tuần như Tết hay nghỉ lễ không sao. Chứ nghỉ hè 3 tháng thì không lo làm sao được. Bởi mỗi khi đến năm học mới, thầy cô đều gặp vấn đề máy kiệt pin, sạc không vào không tích điện, bật không lên, pin hỏng. Vừa ảnh hưởng tới thời gian cũng như tiền bạc của thầy cô.
Các dòng loa trợ giảng cho giáo viên hiện nay đều sử dụng Pin Lithium-ion. Việc bảo quản thiết bị âm thanh dùng Pin này rất đơn giản. Thầy cô hãy thực hiện bảo quản pin máy trợ giảng theo hướng dẫn dưới đây:
– Không để Pin yếu ở mức dưới 5% khi mang đi cất giữ
– Đảm bảo tắt nguồn Pin loa và micro trước khi cất giữ
– Sạc Pin cho loa và micro đạt mức 40-60% trước khi cất giữ
– Nếu máy trợ giảng sử dụng Pin rời hãy tháo hẳn PIN ra khỏi loa mang đi cất giữ riêng
– Không được sạc đầy Pi 90-100% trước khi mang đi cất bảo quản
Sau đó:
– Bảo quản máy trợ giảng nơi thoáng mát, tránh nóng – ẩm, hoặc gần cửa sổ, nơi dễ cháy nổi
– Cách 3-4 tuần lấy ra lắp PIN sử dụng, sau đó lại sạc 40-60% lại tắt mang đi cất giữ
– Nếu là Pin rời tránh để gần với các vật liệu kim loại, vật dẫn điện, đồng xu, chìa khóa
Nếu loa trợ giảng có thể tháo rời pin. Hãy tháo rời pin trước khi cất bảo quản
Lý do vì sao cần bảo quản Pin máy trợ giảng đúng cách
Nhiều người nghĩ cơm không ăn gạo còn đó. Nhưng Pin thì khác, nếu gia đình bạn có một chiếc loa di động. Bạn bỏ đó vài tháng không dùng, chắc chắn sau đó Pin sẽ không tích được năng lượng, chết PIN. Vì quá trình để Pin sẽ tự xả cho tới hết. Mức độ xả từ 1-5% trong 1 tháng, vì vậy nên để mức Pin 40-60% trước khi cất giữ. Pin máy trợ giảng cũng như vậy.
Khi để pin loa trợ giảng và micro xả quá sâu dưới 2.5V/cell, mạch bảo vệ có thể ngắt hoàn toàn. Có thể hiểu là bị kiệt PIN. Khi đó bạn phải kích lại PIN để nó có thể tích năng lượng khi sạc. Việc này không thể tự làm mà phải có thiết bị, sự hiểu biết của thợ kỹ thuật.
Nếu để quá lâu không sạc sử dụng. Pin có thể chết hẳn và không thể sạc lại được. Dù thầy cô có cắm sạc cũng không thể tích điện được. Kích cũng không lên được.
Một số máy đã dùng được 1-2 năm sẽ gặp tình trạng mất ổn định điện hóa, dẫn tới tình trạng chai pin và phồng pin. Nếu vẫn tiếp tục sạc sử dụng có thể gây nguy cơ cháy nổ nguy hiểm.
Còn sạc đầy PIN 100% thì không sợ PIN bị kiệt nữa. Nhưng không, hãy tưởng tượng khi bụng bạn nạp quá nhiều thức ăn sẽ gây khó chịu như thế nào. Khi pin được sạc đầy mức 90-100% sẽ làm phản ứng hóa học trong PIN diễn ra nhanh hơn.
Theo thời gian việc sạc đầy pin 100% làm các ion lithium bị tiêu hao vĩnh viễn do phản ứng phụ sẽ dẫn tới giảm dung lượng Pin. Pin sẽ thường xuyên bị nóng, chai nhanh hơn dẫn tới dùng nhanh hết mặc dù cắm sạc lâu. Nguy hiểm hơn chính là gây phồng pin nguy cơ cháy nổ.
Kết luận: Về lý thuyết thì khá dài dòng. Về cơ bản cách bảo quản pin máy trợ giảng khá đơn giản. Sạc mức 40-60% mang đi cất giữ nơi khô giáo thoáng mát. Tránh để Pin quá yếu hoặc quá đầy hoặc chưa tắt trước khi mang đi cất giữ. Sau 3-4 tuần lại lấy ra sử dụng và sạc lại mức 40-60% rồi lặp lại bước trên.
Bảo quản máy trợ giảng nói chung và Pin máy trợ giảng nói riêng không khó. Công việc này cũng không mất nhiều thời gian. Nhưng nó lại tiết kiệm được nhiều thời gian cho giáo viên khi vào đầu năm học mới. Thế nhưng có rất nhiều giáo viên lại bỏ qua không lưu tâm đến việc này. Nên khi đến năm học mới bỏ máy ra sạc không vào, bật không lên, hoặc khi dùng nhanh hết PIN dù sạc 2-3 tiếng.
Hy vọng những thông tin hướng dẫn chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho thầy cô. Để thầy cô có thể tự bảo quản pin máy trợ giảng của mình đúng cách, hiệu quả trong kỳ nghỉ hè 3 tháng sắp tới. Chúc thầy cô và các em học sinh kỳ nghỉ hè vui vẻ, an toán.