Máy trợ giảng đã trở thành thiết bị hỗ trợ giảng dạy quan trọng không thể thiếu với giáo viên hiện nay. Giúp bảo vệ sức khỏe và nâng cao hiệu quả giảng dạy hơn. Có hai loại máy trợ giảng gồm: máy trợ giảng có dây và không dây. Mỗi loại sẽ so ưu điểm và hạn chế khác nhau. Vậy nên mua máy trợ giảng có dây hay không dây phục vụ công việc. Bài viết này, Loatrogiang.com sẽ so sánh chi tiết 2 loại máy này để giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn thiết bị phù hợp nhất.
1. Máy trợ giảng có dây
Máy trợ giảng có dây là loại máy phổ biến đầu tiên tại Việt Nam. Bạn đầu, máy có dây được sử dụng nhiều mãi tới những năm 2016 máy không dây mới phổ biến dần. Máy có dây sử dụng micro có dây gắn trực tiếp vào loa qua cổng MIC 3.5mm. Khi sử dụng & di chuyển, bạn sẽ phải đeo cả bộ loa micro theo bên người.
Ưu điểm của máy trợ giảng có dây:
- Âm thanh ổn định: Do micro kết nối trực tiếp với loa qua dây dẫn, tín hiệu âm thanh không bị nhiễu hay gián đoạn. Điều này giúp đảm bảo âm thanh rõ ràng, không bị méo tiếng.
- Giá thành rẻ: Máy trợ giảng có dây thường có giá thấp hơn so với máy không dây, phù hợp với tài chính hạn chế của nhiều giáo viên.
- Dễ sử dụng: Không cần cài đặt phức tạp, chỉ cần cắm micro vào loa, bật loa lên có thể sử dụng ngay.
Hạn chế của máy trợ giảng có dây:
- Hạn chế di chuyển: Dây micro cắm nối với loa có thể làm giáo viên ngại di chuyển trong lớp
- Dễ bị rối dây: Dây nối dài có thể gây bất tiện, rườm rà trong quá trình sử dụng
- Thiết kế kém gọn nhẹ: Thiết bị này thường ít được ưa chuộng bởi những giáo viên cần sự tiện lợi và tính năng hiện đại.
- Tốn kém chi phí: Chi phí ở đây là chi phí thay micro do bị mòn chân micro. Việc rút ra cắm vào xoay nhiều dẫn tới mòn chân mic. Tiếp xúc kém gây lẹt xẹt không có tiếng
- Có thể gây ù tai: Việc đeo loa và phát âm thanh đặt bên người nhiều giờ có thể gây hiện tượng ù tai cho người sử dụng.
- Gây giật mình: Khi đứng cạnh học sinh, bất chợt giáo viên nói có thể làm học sinh bị giật mình
Gợi ý mẫu máy trợ giảng có dây:
- Máy trợ giảng Unizone 9088S: Công suất 10W, âm thanh thật giọng, ấm tiếng, giá dưới 1 triệu
- Máy trợ giảng Aporo T18: Thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với lớp học nhỏ.
2. Máy trợ giảng không dây
Từ năm 2018 trở lại đây, máy trợ giảng không dây trở lên phổ biến hơn, Không chỉ công suất lớn, nhỏ gọn mà còn trang bị nhiều tính năng hiện đại. Máy không dây sử dụng micro không dây kết nối với loa trợ giảng không dây qua sóng UHF/FM hoặc Wiriless. Ngày càng có nhiều giáo viên lựa chọn sử dụng máy không dây hơn.
Ưu điểm của máy trợ giảng không dây:
- Tự do di chuyển: Di chuyển thoải mái trong lớp, không dây dợ vướng víu. Loa trợ giảng để một chỗ, kết nối ổn định.
- Thiết kế gọn nhẹ: Thiết kế nhỏ gọn, thời trang
- Công suất lớn: Công suất loa lớn, âm thanh chắc tiếng, đáp ứng đa dạng các mô hình sử dụng trong và ngoài lớp
- Tính năng hiện đại: Trang bị nhiều tính năng hiện đại như Bluetooth, USB, thẻ nhớ, ghi âm, đài FM
- Sử dụng linh hoạt: Có thể dùng micro có dây và không dây cùng lúc hoặc thay nhau, dùng làm loa di động cho máy tính
Nhược điểm của máy trợ giảng không dây:
- Giá thành cao hơn: Giá máy trợ giảng không dây cao hơn so với máy có dây. Đôi khi vượt quá tài chính của giáo viên, nhất là giáo viên mới ra trường.
- Phụ thuộc vào pin: Pin micro có dung lượng chỉ đạt tối đa 5h. Do đó, giáo viên dạy cả ngày có thể không đủ dùng nếu không có micro dự phòng
- Tín hiệu dễ bị nhiễu: Nếu xung quanh có nhiều thiết bị không dây có thể bị nhiễu sóng, hoặc trùng sóng với máy khác sử dụng sóng cũ
- Hú rít hơn: Một số loại máy không dây hú rít gây khó chịu cho người sử dụng khi để micro và micro gần nhau
Gợi ý mẫu máy trợ giảng không dây:
- Máy trợ giảng không dây Aporo T20 UHF: Công suất 15W, PIN khỏe, không trùng sóng, đa chức năng. Xem loa trợ giảng Aporo T20 UHF
- Máy trợ giảng không dây Unizone U2: Công suất 30W, PIN khỏe, không trùng sóng, thật giọng, đa năng.
3. Nên mua máy trợ giảng có dây hay không dây
Với các thầy cô trung tuổi hoặc đã quen dùng máy có dây thì tiếp tục sử dụng máy có dây. Giáo viên tài chính hạn chế thì máy trợ giảng có dây cũng là lựa chọn hợp lý. Và việc lựa chọn nên mua máy trợ giảng có dây hay không dây cũng phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng thực tế của giáo viên.
- Nếu bạn giảng dạy trong phòng học nhỏ, ít di chuyển và ưu tiên giá rẻ, máy trợ giảng có dây là lựa chọn hợp lý.
- Nếu đi lại nhiều, cần các tính năng hiện đại và giảng dạy lớp học đông, rộng thì máy trợ giảng không dây sẽ đáp ứng tốt hơn.
4. Lưu ý khi mua máy trợ giảng
Cũng như các thiết bị điện tử âm thanh khác. Khi quyết định mua máy trợ giảng, bạn hãy lưu ý một số yếu tố sau đây:
- Công suất loa: Chọn công suất phù hợp với kích thước phòng học, không nên chọn loại công suất nhỏ quá
- Thời lượng pin (đối với máy không dây): Đảm bảo thời gian sử dụng đáp ứng thời lượng dạy trong ngày.
- Độ bền: Chọn mua máy từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng và tuổi thọ cao.
- Chính sách bảo hành: Ưu tiên các sản phẩm có bảo hành, phụ kiện thay thế sửa chữa có sẵn.
- Đơn vị bán hàng: Hãy tìm kiếm nhà bán hàng uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm
Kết luận
Máy trợ giảng hay loa trợ giảng đang trở thành trợ thủ đắc lực giúp cho giáo viên giảng dạy hiệu quả hơn. Giúp giáo viên có sức khỏe tốt, tiết kiệm chi phí thuốc thang khám chữa. Dành được thời gian cho giảng dạy cũng như chăm sóc bản thân & gia đình. Hy vọng qua những chia sẻ ở trên, bạn có thể lựa chọn được bộ máy phù hợp cho nhu cầu của mình. Nếu cần tư vấn thêm hoặc xem các mẫu máy trợ giảng mới nhất, hãy liên hệ ngay với chúng tôi!