Cách khắc phục lỗi máy trợ giảng không bắt sóng

Khi dùng máy trợ giảng dạy học chắc chắn bạn sẽ gặp trường hợp mất kết nối loa và micro. Đó là sự cố máy trợ giảng không bắt sóng. Lỗi này có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó gây khó chịu cho người sử dụng, nhất là giáo viên đang giảng bài. Vậy phải khắc phục như thế nào để không ảnh hưởng tới bài giảng?

khac phuc may tro giang khong bat song

Đừng lo, Loa Trợ Giảng Tốt sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục lỗi này nhanh chóng. Để khắc phục được lỗi này trước tiên cần tìm ra nguyên nhân của nó. Với những hướng dẫn cụ thể và chi tiết dưới đây, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn để bài giảng được tiếp tục suôn sẻ.

Muốn khắc phục được lỗi phải xem nguyên nhân là gì. Cũng như chữa bệnh phải khám xem mắc bệnh gì? Hãy cùng xem các nguyên nhân có thể dẫn tới việc mất kết nối giữa loa và micro.

Nguyên nhân mất kết nối loa và micro

nguyen nhan may tro giang khong bat song_loatrogiang.com_1

Đang sử dụng bỗng dưng nói không có tiếng ra loa. Micro không thu được âm, loa không phát ra tiếng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới máy trợ giảng không bắt sóng như:

– Bấm nhầm vào nút ngắn kết nối trên Micro: Những micro có thể thay thế micro thường có nút kết nối/ngắt kết nối. Không may bạn ấn nhầm vào đó khi chỉnh âm lượng trên micro. Khi đó, loa và micro mất kết nối. Lỗi này thường gặp nhất trong sự cố máy trợ giảng không bắt sóng.

– PIN của máy hoặc micro yếu-hết PIN: Đây là nguyên nhân thường gặp thứ hai khiến cho sóng bắt kém, chập chờn, không ổn định.

– Vấn đề phần cứng: Đây là nguyên nhân nặng nhất khiến cho người dùng lo lắng. Không ai khi sử dụng loa trợ giảng không dây muốn gặp phải lỗi này. Khi micro hoặc mạch loa có lỗi sẽ không thể bắt sóng với nhau.

– Can nhiễu sóng: Nguyên nhân này thường ít gặp, nhiễu sóng này đến từ các thiết bị điện tử có sóng gây ra như điện thoại, máy tính, lò vi sóng. Lỗi này đã không còn thấy trên những loa trợ giảng tốt trên thị trường.

– Khoảng cách quá xa: Khoảng cách kết nối sóng giữa loa và micro lý tưởng dưới 10m. Quảng cáo có thể 25-30m nhưng trong môi trường lý thuyết. Nếu bạn để khoảng cách micro và loa quá xa dẫn tới sóng kém hoặc mất sóng hoàn toàn.

– Kết nối micro và loa lỏng lẻo: Lỗi này do chân cắm chưa cắm hết hoặc bị mòn. Thường gặp trên loa trợ giảng có dây là chủ yếu.

– Tần số không tương thích: Tần số khác nhau sẽ không bắt được nhau. Mỗi bộ loa trợ giảng không dây có một tần số trong dải nhiều tần số.

Cách khắc phục máy trợ giảng không bắt sóng nhanh chóng

Máy trợ giảng bị mất kết nối sẽ không thể tiếp tục sử dụng. Nó sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình giảng dạy, thuyết trình của người sử dụng. Để giải quyết tình trạng này. Cùng xem ngay 7 cách khắc phục tương ứng cho sự cố máy trợ giảng không bắt sóng nhanh chóng tại chỗ.

1. Lỗi bấm nhầm nút ngắt kết nối trên Micro

Lỗi này thường gặp phổ biến. Nhiều giáo viên không may bấm nhầm nghĩ là máy trợ giảng bị mất sóng bị hỏng rồi mang đi sửa chữa. Và thực tế, tôi đã gặp nhiều giáo viên mang đi sửa chữa vì lỗi đơn giảng này. Sau đó mới úi trời tưởng nó bị hỏng. Lỗi này rất dễ khắc phục tại chỗ. Với mỗi loại loa trợ giảng không dây sẽ có cách kết nối lại giữa loa và micro khác nhau.

Để khắc phục nhanh tại chỗ và tiếp tục sử dụng. Bạn nên gọi điện cho người bán, cửa hàng, công ty nơi mình mua loa trợ giảng. Sau đó nói rõ tình trạng đang gặp phải để người ta hướng dẫn mình kết nối lại. Thay vì mất công mang đến tận nơi chỉ đễ khắc phục lỗi mà mình có thể tự làm trong 1 phút là xong.

2. PIN của loa hoặc micro yếu – hết PIN

Nói cái này là lỗi cũng không phải. Nhưng nó cũng là nguyên nhân gây ra việc máy trợ giảng bắt sóng kém. Khi thấy hiện tượng sóng chậm chờn, lúc được lúc không. Hãy quan sát đèn báo hiệu trên micro và loa xem có nhấp nháy hay đổi màu không.

kiem tra dung luong pin cua loa va micro xem co het pin khong

Nếu thấy báo hiệu PIN loa hoặc Micro yếu PIN. Hãy dừng lại giây lát cắm sạc cho thiết bị hết hoặc yếu PIN. Thông thường thì micro không dây nhanh hết PIN hơn loa. Nếu sạc PIN cho micro bạn hãy lấy micro có dây để cắm vào loa tiếp tục giảng dạy.

3. Vấn đề phần cứng

Nếu không phải hai nguyên nhân ở trên. Và cũng không phải do 4 nguyên nhân ở dưới. Vậy chắc chắn do phần cứng rồi. Lỗi có thể đến từ thời gian sử dụng, do va đập rơi hoặc nước vào. Việc cần là liên hệ với bên bán hàng và gửi cả bộ loa đi sửa chữa. Lỗi này không thể tự khắc phục tại chỗ được.

Có thể sẽ do mạch có vấn đề. Mạch trong micro hoặc loa. Có mắt bắt sóng một trong hai thiết bị gặp trục trặc, lỏng, tiếp xúc kém. Hoặc nặng là vi mạch bị hỏng, cháy sau thời gian sử dụng bị rơi va đập mạnh.

4. Can nhiễu sóng

Nếu thấy loa trợ giảng có hiện tượng nhiễu sóng khi phát ra âm thanh. Hãy thử thay đổi vị trí đặt loa hoặc cách xa cách thiết bị điện tử phát sóng. Ưu tiên thay đổi tìm một vị trí đặt loa thích hợp mới.

5. Khoảng cách quá xa

Di chuyển đảm bảo khoảng cách trong phạm vi kết nối tốt nhất giữa loa và micro không dây. Lỗi này chỉ gặp trên loa trợ giảng không dây. Với máy có dây mọi người sẽ không gặp phải vì micro cắm trực tiếp vào loa rồi.

6. Kết nối giữa micro và loa lỏng lẻo

Kiểm tra lại chân cắm của micro với loa dã cắm hết chân chưa. Nếu có tiếng lẹt xẹt do bị mòn chân tiếp xúc. Thời gian đầu sẽ do chân micro bị mòn trước. Thử mượn micro khác mới cắm vào loa để nhận biết. Sau thời gian sử dụng sẽ đến lượt cổng cắm micro trên loa bị mòn. Lúc này cần phải thay thế chân cắm mới trên loa. Còn micro có dây thì thay micro mới.

Micro có dây khi bị mòn chân sẽ phải thay mới. Một số thầy cô hỏi có thay được chân micro có dây không? Nhưng không ai thay cả mà mua micro mới. Cũng như dây sạc điện thoại sạc vậy, bạn phải mua dây sạc mới.

7. Tần số không tương thích

Do việc ngắt kết nối trên micro dẫn tới loa và micro lệch tần số. Do đó, bạn cần thực hiện kết nối lại để loa và micro sử dụng chung dải tần số. Minh họa đơn giản như trên dòng máy trợ giảng Aker. Trên vỏ hộp sẽ có đánh dấu 1 tần số cho phép micro và loa bắt sóng với nhau bằng tần số đó. Nếu sử dụng micro khác tần số đã cài trên loa thì sẽ không bắt sóng được.

Trên đây là 7 cách khắc phục tương ứng với 7 nguyên nhân thường làm cho máy trợ giảng không bắt sóng, sóng kém, chập chờn. Trong đó có lỗi bị ngắt kết nối thường gặp nhất ở loa không dây. Xem model mình đang sử dụng là gì để thực hiện theo đúng cách kết nối.

Cách sử dụng bảo quản máy trợ giảng đúng cách

Khi mua loa trợ giảng ở các cửa hàng uy tín. Người bán sẽ hướng dẫn, chỉ dẫn bạn cách sử dụng và bảo quản máy đúng cách. Bạn đừng quên nhắc họ hướng dẫn sử dụng và bảo quản đúng cách. Bởi nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được tiền và thời gian.

1. Sạc PIN đúng cách:

Không được cắm sạc qua đêm

Sử dụng đúng bộ sạc, nguồn vào theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất

Không để loa và micro cạn kiệt PIN mới sạc

2. Bảo vệ máy trong quá trình sử dụng

Lau sạch bụi thường xuyên hàng tuần bằng vải mềm

Không bật loa max công suất

Không để tiếp xúc chất lỏng, hóa chất

Tránh để rơi, va đập khi sử dụng hoặc di chuyển

Không để máy ở nơi có nhiệt độ cao hoặc ẩm thấp

Không để học sinh tự ý sử dụng

Không tự ý tháo dỡ, sửa chữa

Tổng kết

Máy trợ giảng hay loa trợ giảng không bắt sóng, sóng nhiễu chập chờn gây khó chịu cho người sử dụng. Đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới công việc giảng dạy, thuyết trình của giáo viên. Ảnh hưởng tới chất lượng kết quả công việc. Để phòng tránh sự cố này trong khi sử dụng, thầy cô và người dùng hãy chú ý hơn. Đọc hết những nguyên nhân ở trên để có thể khắc phục sự cố nhanh chóng tại chỗ. Hy vọng, những thông tin loatrogiang.com cung cấp ở trên sẽ giúp ích nhiều cho thầy cô.